NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHA CHẾ ĐỒ UỐNG
1. Nên học pha chế đồ uống ở đâu? Bạn muốn kinh doanh quán cà phê? Tại sao nên học ở chỗ chúng tôi?
Khi học pha chế, quan trọng nhất là kinh nghiệm kiến thức và thao tác thực tế.
Đối với lớp có học viên đông, lượng kiến thức 1 buổi học viên được nhận ít và thao tác mỗi buỗi học rất hạn chế. Vì vậy nhiều trường lớp có thời gian dạy từ 4 tuần lên đến 12 tuần. Trong thời gian đó, có một số kiến thức không cần thiết để kéo dài 1 đến 2 buổi. Điều đó làm mất thời gian cho học viên, đặc biệt là những người không có nhiều thời gian. Kiến thức ở trường lớp có học viên đông rất chung chung, học viên hầu như không có bí kíp cho riêng mình.
Học phí hiện tại học pha chế tại các trường lớp HCM: dao động từ 3 đến 8 triệu học từ 4 đến 12 tuần.
Với kinh nghiệm thực tế, chúng tôi sẽ cho bạn:
– Chia sẻ những bí kíp nguyên liệu và công thức pha chế ngon.
– Được thực hành và thao tác liên tục trên những trang thiết bị hiện đại.
– Cách pha chế để tạo thức uống chất lượng cao nhất.
– Hướng dẫn cách mua và nơi mua nguyên vật liệu giá rẻ nhất.
– Cung cấp kiến thức về máy pha cafe, máy xay cafe, máy xay công nghiệp (máy xay sinh tố công suất lớn) và các trang thiết bị cho 1 quán coffee to go.
– Tư vấn cách mở quán (bao gồm lựa chọn địa điểm thích hợp, mô hình thích hợp và hướng dẫn cặn kẽ trước khi mua trang thiết bị như máy pha cafe, máy xay cafe, máy xay công nghiệp, các loại bàn ghế, tủ lạnh, tủ đông, máy tính tiền, ly, dĩa, dàn loa…
– Kiến thức thực tế, chia sẻ kinh nghiệm quản lí quán cà phê.
– Quản lý thức uống, giá cost, chi phí và lợi nhuận.
– Bảo đảm cho bạn về menu với nước uống chất lượng cao.
– Khi kết thúc khoá học, học viên có thể quay lại để tự pha chế món tự sáng chế.
2. Barista là gì?
Học pha chế Barista gần đây đã trở nên “hot” hơn bao giờ hết, vì có lẽ sự hào nhoáng bên ngoài của nghề pha chế đã thu hút nhiều bạn trẻ. Nhưng thực chất, muốn trở thành một pha chế Barista chuyên nghiệp không đơn giản như vậy.
Thật ra Barista (tiếng Ý) chỉ đơn giản là người pha chế cà phê và các loại nước khác có liên quan đến cà phê.
Espresso là một loại nước cầu kì và phức tạp để đạt độ hoàn hảo. Do đó Barista phải là người hiểu rõ về kỹ thuật và có đủ các kỹ năng cần thiết để đảm bảo được chất lượng cà phê.
Barista chịu trách nhiệm chính trong quầy pha chế, đặc biệt là điều chỉnh các máy xay, máy pha cà phê sao cho các thông số của máy phải đạt chuẩn, các kỹ thuật như xay, nén cà phê, đánh sữa, tạo hình phải chính xác để cho ra 1 shot Espresso và các thức uống khác đảm bảo yêu cầu.
Barista sẽ được huấn luyện sử dụng máy pha, máy xay cà phê từ các hãng cung cấp nguyên vật liệu, sáng tạo ra các món nước phù hợp với thực khách cũng như chủ quán, ngoài ra họ cũng phải biết cách tư vấn sản phẩm cho khách hàng cũng như hiểu được sở thích, vị giác của khách hàng. Để trở thành một Barista giỏi ngoài kiến thức bạn cũng phải trải qua thời gian dài chăm chỉ luyện tập để có nhiều kinh nghiệm.
Từ những hạt cà phê tươi ngon mà người nông dân thu hoạch cho đến khi ra được những giọt cà phê chất lượng là 1 quá trình rất khắt khe mà trong đó Barista đảm nhiệm một khâu rất quan trọng, nếu mất tập trung trong tích tắc, ly cà phê sẽ trở nên tệ hại và công sức của những khâu trước xem như “dã tràng.”
Nghề Barista ở các nước kinh tế và văn hóa phát triển rất được coi trọng, chính nhờ họ mà khách hàng có được những phút giây thư giãn cùng thức uống ngon. Do đó sẽ không ngạc nhiên Barista ở nước ngoài là nghề có độ tuổi nghề rất dài, còn ở Việt Nam đa số là những bạn Sinh viên đi làm thêm, rất ít bạn theo nghề lâu dài.
Hàng năm có rất nhiều cuộc thi giành cho Barista trong nước cũng như ngoài nước được tổ chức để nâng cao tay nghề cũng như tôn vinh nghề nghiệp. Hi vọng trong thời gian sắp đến, Việt Nam, với tư cách là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, sẽ có nhiều Barista giỏi tham gia các cuộc thi mang tầm vóc quốc tế.
3. Bartender là gì?
Bartender (nhân viên pha chế tại quầy bar) đang là công việc cuốn hút với nhiều bạn trẻ. Những người theo nghề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết và lòng đam mê nghề nghiệp, dám chấp nhận thử thách để thành công.
Bartender là một nghề và đó là nhân viên làm việc trong quầy Bar – có trong các nhà hàng,vũ trường và các club… công việc của họ là pha các loại cocktail, hoa quả, sinh tố, các loại rượu… Một Bartender nói chung có thể kết hợp được các loại cocktail cổ điển như Cosmopolitan, Manhattan, Old Fashioned , và Mojito. Một Bartender chuyên nghiệp có thể phát triển một hương vị riêng biệt, kết hợp hài hòa để có được 1 ly cocktail ngon miệng. Ngoài khả năng pha chế các loại thức uống có cồn, một bartender còn phải biết ” khiêu vũ” với bình shaker – một loại dụng cụ dùng trong pha chế – biểu diễn quá trình pha chế và tạo cảm hứng cho khách hàng , tạo bầu không khí vui nhộn ..Ngoài ra phải biết cách giao tiếp khéo léo với khách hàng.
4. Cappuccino và Latte là gì? Sự khác nhau giữa cà phê Cappuccino và Latte là gì?
Để tăng thêm phần hấp dẫn và làm cho thứ thức uống có chất kích thích tuyệt vời này không bị nhàm chán, người Ý đã sáng chế ra nhiều loại thức uống khác nhau, trong đó tuyệt vời và phổ biến hơn cả là các món nóng, Cappuccino hay Latte…. Vậy đâu là sự khác nhau giữa hai thức uống này!? Cappuccino và Latte là một thức uống thật ngon với thành phần và nguyên liệu thật sự giống nhau, bao gồm một thứ nền café tuyệt hảo là Espresso kế tiếp là thành phần sữa đã được làm nóng lên bằng hơi nước với nhiệt độ tối thiểu là 600C và cao nhất là 700C từ máy pha café và cuối cùng là bọt sữa, một thứ bọt sữa không thể nào chê vào đâu được rất mịn, thơm và béo ngậy trong miệng. Vậy sự khác nhau là ở đâu!?
Đối với Cappuccino: Để làm được món thức uống nóng này điều đầu tiên chúng ta cần có là một loại tách đúng kích cỡ, thành miệng tách phải dày để giữ cho café được nóng thật lâu. Tách được sử dụng phải có dung tích từ 150 – 180ml. Sau đó là thành phần quan trọng nhất của thức uống này là “Bọt Sữa” hay còn gọi là Foam phải dày từ 2 – 3cm và tỉ lệ sữa trong tách Cappuccino rất ít là khoảng 90ml nếu sử dụng tách 180ml. Khoảng 45 – 60ml sữa nóng nếu sử dụng tách 150ml. Cappuccino truyền thống thường có thêm vị cacao hoặc socola được người pha chế rắc lên trên lớp bọt dày và béo đó.
Đối với Latte: Cũng giống như Cappuccino chúng ta phải cần một loại tách có thành miệng phải dày và dung tích phải từ 200 – 250ml hoặc nhiều hơn là 300ml. Bọt sữa của Latte chỉ dày từ 0.5 đến 1cm được gọi là “Crème”và sữa nóng nhiều gấp đôi so với Cappuccino. Và đối với Latte người pha chế café thường tạo một hoặc nhiều hình nghệ thuật và chỉ có Latte mới lắc được những hình nhiều công phu đó thôi.
Do đó khi uống Cappuccino bạn sẽ thấy vị cafeine đậm hơn Latte rất nhiều và cả vị thơm béo ngậy của thứ bọt sữa thật dày đó nữa. Còn Latte khi thưởng thức loại thức uống này thì hầu như chỉ thưởng thức vị sữa và một ít độ béo của lớp crème, thức uống này lượng cafeine ít hơn rất nhiều.
5. Bạn hiểu gì về cà phê? Espresso và Cappuccino là gì?
Việt Nam thời nhà Lý để xác định sự độc lập chính trị và văn hóa của mình có bài thơ mang tính cách một tuyên ngôn: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư” (Sông núi nước Nam, vua Nam ở/Rành rành số phận có trong sách trời). “Sách trời” theo ngôn ngữ hiện đại là địa lý chính trị.
Trong địa lý chính trị châu Âu, Địa Trung Hải là biên giới phân cách châu Âu và châu Phi, đóng vai trò là cái nôi trưởng thành và giao lưu cho cả ba đại lục Á, Âu và Phi. Xuôi đường từ Á sang Âu, lần lượt là Yemen, Arabia, Mesopotania (nay là Iraq), Do Thái, Turki, Hy Lạp, rồi tới Ý; ở châu Phi là Ethiopia rồi Ai Cập.
Để dễ nhớ hình dạng nước Ý, người ta thường ví nước này như hình chân đi giày đá quả bóng là đảo Sicily ngay chính giữa Địa Trung Hải. Vị trí trung tâm này đã là cứ điểm của văn minh La Mã với thủ đô Roma nổi tiếng: “Đường nào cũng dẫn tới Roma”. Đường có thể đi hai chiều, nên Ý cũng là nơi xuất phát đi khắp nơi: Con đường cà phê cũng thế!
Trên con đường thông thương của cà phê, thành phố Alexandria ở Ai Cập là nơi tập trung thứ nhất sau đó là thành phố Venice của Ý rồi đi khắp châu Âu.
Thế kỷ 13, một thanh niên người Ý gốc Venice là Marco Polo đã theo cha và chú phiêu lưu sang tận Trung Quốc và phục vụ trong triều nhà Nguyên Mông Cổ cho hoàng đế Hốt Tất Liệt đến 15 năm. Cuốn du ký của ông thời đó bị cho là hoang đường nhưng cũng nuôi dưỡng giấc mơ về một Đông phương huyền bí và tráng lệ. Năm 1615, những lái buôn thành Venice là những người châu Âu đầu tiên làm quen với cà phê ở Istanbul và đem về giới thiệu ở quê hương. Thoạt đầu cà phê được bán rong cùng với nước chanh vắt. Năm 1645 quán cà phê đầu tiên được mở ở Venice và sau tràn lan khắp đất nước Ý, phục vụ cho giai cấp quyền quý giàu sang.
Cà phê cũng phải trải qua một sự tranh chấp và dị nghị lớn vì là thức uống chủ đạo của tín đồ Islam nên bị nghi là thứ tà ma, ngoại đạo. Nhưng chính Giáo hoàng Vatican – Clement 8 đã bênh vực cho cà phê sau khi nếm thử và say mê nó, đã bác bỏ luận điệu rằng đó là “phát minh cay đắng của quỷ Satan”.
Cà phê ở Ý có hai món nổi tiếng khắp thế giới đó là espresso và cappuccino.
Espresso nghĩa đen là “ép”. Phương pháp pha chế này dùng nước nóng và hơi ép qua cà phê đã rang và nghiền sẵn với áp suất lớn (lý tưởng là 9-10 atmosphere) khiến cà phê đậm đặc gấp 1-15 lần lượng cà phê so với nước so với các phương pháp thông thường. Một cốc cà phê espresso là thứ nước cốt đen và đậm đặc với nồng độ rất cao nên dung tích cũng hạn chế khoảng ít hơn 20 ml. Tách espresso ngon cần có một lớp bọt màu nâu đỏ bồng bềnh trên mặt gọi là crema (kem). Quán espresso là quán cà phê chuyên phục vụ theo kiểu pha chế này. Khách có thể gọi cà phê đứng uống ngay ở quầy, hoặc có thể ngồi vào bàn và kêu phục vụ với giá cao hơn một chút.
Cappuccino là một biến cải của caffe latte (cà phê sữa). Cappuccino gốc từ capucin là bộ quần áo màu nâu đặc trưng cho dòng tu khất sĩ Phanxicô (Franciscan) theo tên của thánh Francis xứ Assisi thế kỷ 13 – người sống hòa hợp với thiên nhiên và muốn cải cách phong tục giáo hội xa hoa thời đó bằng lý tưởng sống nghèo khó và rao giảng phúc âm thân thiện với mọi tầng lớp bình dân. Thoạt tiên, cappuccino được pha với sô cô la nóng và đặc cùng kem tươi. Sau 1820, bột sô cô la được sáng chế nên được thêm vào dưới dạng những mảnh nhỏ trên kem tươi. Ba thể loại cà phê, sô cô la nóng, và bọt kem tươi tạo ra màu áo nâu của dòng tu phanxicô với những mảnh sô cô la phủ trên kem tươi thành hình chóp giống như mũ chụp đầu của các tu sĩ này. Thánh Phanxicô rất được dân chúng yêu quý nên thức uống này càng thêm thân thiết.
Máy pha espresso hiện đại được Achille Gaggia phát minh ở Milano năm 1945 và lan ra khắp châu Âu, Mỹ. Văn nghệ sĩ thế hệ Beat (beatnik) như Allen Ginsburg và Jack Kerouac rất ưa chuộng thức uống này. Ngày nay, với sự phổ cập toàn cầu, espresso và cappuccino đã trở thành thế giới ngữ và đưa văn hóa Ý tỏa khắp toàn cầu.
( Trích www.thanhnien.com.vn )
- Dạy Học pha chế take away, coffee to go – có lớp học cấp tốc tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Khóa học dạy pha chế cà phê espresso, cappuccino, chocolate, cookies, sinh tố, đá xay tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Lớp học dạy pha chế các món đá xay, cà phê Take Away, Coffee To Go tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khóa dạy học đào tạo barista cà phê, các món đá xay, cookies, chocolate, smoothies, yaourt tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Lớp dạy học pha chế các món nước uống hot nhất hiện nay, đá xay, cà phê, sinh tố, smoothies tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Lớp dạy học pha chế các món đá xay, thức uống hot nhất, tư vấn mở quán, cà phê tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Khóa học dạy pha chế cà phê mang đi, take away xu hướng hot nhất hiện nay tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Lớp học dạy pha chế take away cấp tốc, cà phê mang đi,các thức uống đá xay, sinh tố, soda Italia tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Chuyên dạy học pha chế cà phê mang đi take away, các món đá xay, sinh tố, soda Italia tại tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Học pha chế ở đâu uy tín, chất lượng tại Thành Phố Hồ Chí Minh? Dạy Học cấp tốc.